Đối tác chiến lược

Imperia garden hà nội

Bạn đang ở: TRANG CHỦ PHONG THỦY Phong thủy tùy bút ẤT MÙI NIÊN, XUẤT HÀNH, XU CÁT TỊ HUNG (tiếp)
Decrease font size  Default font size  Increase font size 
ẤT MÙI NIÊN, XUẤT HÀNH, XU CÁT TỊ HUNG (tiếp) In Email
Chủ nhật, 08 Tháng 2 2015 14:01

ẤT MÙI NIÊN, XUẤT HÀNH, XU CÁT TỊ HUNG (tiếp)

Việc cúng tiễn ông Táo và dọn dẹp đã xong. Đây cũng chính là lúc chuẩn bị đồ đạc, trang hoàng nhà cửa để đón Tết, chào xuân sang. Ấu nhi nô nức chờ phiên chợ, phụ mẫu tất bật đảo ngược xuôi. Vùng quê, nông thôn ngày nay vẫn giữ được phong tục gói bánh chưng, chung đùi lợn. Chiều 30 Tết nhà nào nhà nấy nồi bánh trưng sôi sùng sục, lửa khói nghi ngút, tiếng dao tiếng thớt côm cốp từng hồi, từng hồi, xen lẫn tiếng nô đùa, tiếng cười vang của lũ trẻ đầu ngõ. Đúng là cả năm mới có ngày Tết, dân tình vui “như phát điên”.

Bữa cơm Tất niên chiều 30 Tết, là lúc đại gia đình sum họp, cũng là lúc có mâm cơm dâng lên cúng Ông Bà Tổ tiên, nhớ ơn tiền tổ, có sao làm vậy, trước cúng sau ăn.

Thời khắc “Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới”, chẳng ai mà không gác lại toàn bộ công việc để xả hơi, để chờ đón thời khắc giao thừa. Tục xưa cho rằng mỗi năm có một vị Hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì vị Thần này bàn giao công việc cho vị Thần khác, cho nên dân gian thường tổ chức cúng tế vào lúc giao thừa để tiễn vị Thần cũ và đón vị Thần mới, gọi là “Tống cựu nghinh tân”. Việc bàn giao giữa hai vị Thần rất khẩn trương và là vị Thần trông coi cả cõi nhân gian cho nên việc cúng khấn phải gọn nhẹ, nhanh chóng, đặc biệt là phải làm ngoài trời. Lễ vật thông thường chỉ có một con gà luộc để cả con, một chén nước và một ly rượu, thêm chút tiền vàng, nhà nào cẩn thận thì có tờ sớ dâng trình, cầu giải hạn trừ tai ách, trẻ già trai gái bình an, phúc lộc tăng tiến. Năm Giáp Ngọ Tần Vương hành khiển, Thiên hao chi Thần, Nhân Tào phán quan sẽ hồi triều, bàn giao lại cho năm Ất Mùi là Tống Vương hành khiển, Ngũ đạo chi Thần, Lâm Tào phán quan. Đây là nét văn hóa mang đậm chất tâm linh cổ xưa, nó đã ăn sâu vào tâm thức người dân. Nên xét về mặt tâm lý, văn hóa thì ta thực hiện cũng tốt, cũng là để nhắc nhở con cháu rằng có Ông Bà Tổ tiên thì mới có chúng ta, cần phải chi ân, có các vị Thần cai quản, con cháu không được làm điều bậy bạ, thất đức, nếu sai phạm sẽ bị trách phạt, làm cho con người thiện hơn, sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên cũng không nên quá câu lệ, cầu kỳ mà tự lấy dây “buộc mình”, gây thêm vất vả.

Nguyên Đán Ất Mùi, mồng 1 Tết âm lịch vào ngày 19/2/2015 dương lịch, tức ngày Bính Dần. Vì lập xuân vào lúc 10h58 phút ngày 4/2/2015 nên nếu tính theo tiết khí thì năm Ất Mùi đã đến trước Tết 15 ngày. Do Tết tính theo lịch mặt trăng.

Với quan niệm rằng, nếu có sự khởi đầu tốt đẹp sẽ có được may mắn, hạnh phúc, nên tục xông đất xuất hành đầu xuân đã trở thành tập tục không thể thiếu được của mọi người dân. Ở những vùng nông thôn hoặc những nơi không hiểu biết nhiều về “thuật số” thì việc xông đất đầu năm chỉ cần nhờ những người nhẹ vía, hiền lành, phúc đức, gia đình đuề huề là được, không cần kỳ câu lệ, nhưng với những nơi, những người biết về thuật số thì ngoài các yếu tố trên còn phải chọn người hợp tuổi với gia chủ, để mong sao có được sự tốt đẹp trọn vẹn.

Năm Ất Mùi thì các tuổi như: Mùi trực thái tuế, thường gọi là năm tuổi, những người tuổi Sửu xung thái tuế, Mão, Hợi tam tai, Tuất hình không nên chọn xông đất đầu năm, ngoài ra vì là ngày mồng một Tết là ngày Bính Dần nên cũng cần kỵ thêm tuổi Thân nữa, các tuổi khác có thể tùy nghi sử dụng cho tiện. Lại kiêng kỵ thêm tuổi người xông đất xung với tuổi của gia chủ. Ví dụ gia chủ tuổi Tý thì không nên dùng tuổi Ngọ xông đất, tuổi Sửu thì không nên chọn tuổi Mùi xông đất. Lưu ý chỉ cần lấy tuổi chủ nhà là được, không cần quan tâm tới những người khác, hoặc lấy tuổi người nắm trọng trách trong gia đình, cũng lấy hàng Chi mà tính thôi, thêm được can và mệnh tuổi cũng tốt, nhưng cũng chẳng nên cầu kỳ quá, khó lựa chọn.

Các tuổi Tý thì nên dùng người tuổi Thìn, Dần, Thân, Tị tới xông đất đầu năm. Giáp Tý thì trọng dùng tuổi Dần, Bính Mậu Tý thì Dần, Tị, Canh Tý thì Dần Thân, Nhâm Tý thì Dần.

Các tuổi Sửu thì nên dùng người tuổi Tị, Dậu, Tý. Ất Sửu thì trọng Tý Thân,  Đinh Sửu thì Dậu, Kỷ Sửu Thân Tý, Tân Sửu thì Dần Dậu, Quý Sửu thì Tị.

Các tuổi Dần thì nên chọn người tuổi Dậu, Dần, có thể tạm dùng thêm tuổi Tị.

Các tuổi Mão thì nên chọn người tuổi Thân, Dần, Ngọ. Tuổi Ất Mão trọng dùng tuổi Thân, Tị, tuổi Đinh Mão thì Tị Ngọ, Kỷ Mão thì Ngọ Tị Thân, Tân Mão thì Tị Dần Ngọ, Quý Mão thì dùng Tị.

Các tuổi Thìn thì nên dùng tuổi Thân. Mậu Thìn có thể dùng Tị Dần, Canh Thìn thì Thân Dần Ngọ, Nhâm Thìn thì dùng Dần Tị, Giáp Thìn dùng tuổi Dần, Bính Thìn thì Dần Tị Dậu.

Các tuổi Tị thì nên dùng tuổi Thân, Dậu. Kỷ Tị thì Ngọ Thân Tý, Tân Tị dùng Dậu Dần Ngọ, Quý Tị dùng Mão hoặc Tị cũng được, Ất Tị dùng Thân Mão, Đinh TỊ dùng Dậu Ngọ.

Đại loại là như vậy để cho tiện dùng, đừng quá câu chấp.

 

 

SẢN PHẨM MỚI

CẦU THẠCH ANH
HCVC-105
Gọi điện hỏi giá
La kinh tiếng việt 2013
HCVC-104
Gọi điện hỏi giá

Đơn hàng của bạn

VirtueMart
Giỏ của bạn chưa có hàng.

Đăng nhập